Nhận diện thương hiệu cho ngành hàng Ecommerce (bán lẻ, bán online) có thực sự quan trọng hay không?
Nhiều người thường nghĩ doanh nghiệp nhỏ chỉ lo bán hàng tốt là được, làm
thương hiệu để mai tính. Trên thực tế, xây dựng thương hiệu không chỉ là
câu chuyện dành cho các “ông lớn”, và cũng không phải là việc quá mức xa
vời. Đã có nhiều doanh nghiệp nhỏ với ngân sách khiêm tốt vẫn xây dựng
thành công thương hiệu trên các sàn thương mại điện tử.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra những lý do tại sao thương hiệu đóng
vai trò cực kỳ quan trọng và các bước để nâng tầm thương hiệu của bạn.
Tầm quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu
Thương hiệu không chỉ là một cái tên, một thiết kế logo, sản phẩm đặc trưng
hay nguồn tài nguyên marketing. Thương hiệu là tập hợp những cảm nhận
của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ với đầy đủ các khía cạnh lý tính và
cảm tính. Xây dựng thương hiệu sẽ đánh giá mức độ thành công và vị trí của
doanh nghiệp trên thương trường.
Để có thể xây dựng một thương hiệu, bạn cần tạo ra một chuẩn mực nhất
định cho sản phẩm, từ đó xây dựng niềm tin cho khách hàng. Tuy nhiên
những thương hiệu nổi tiếng, chiếm lĩnh thị trường không chỉ đem lại cho
khách hàng của họ sự hài lòng về sản phẩm, mà còn cả sự hài lòng về mặt
cảm xúc. Họ khơi gợi những cảm xúc tích cực khi khách hàng sử dụng sản
phẩm của họ, giúp người dùng nhớ đến thương hiệu, tin tưởng thương hiệu
và rồi trở thành những khách hàng trung thành.
Bên cạnh đó, thương hiệu tốt còn giúp khách tự đưa ra cho mình những lý do
thuyết phục để chọn sản phẩm của thương hiệu đó. Một doanh nghiệp truyền
tải thông điệp giá trị rõ ràng và tạo “action” thực sự sẽ thu hút lượng khách
hàng trung thành thật sự.
Sau đây là 11 bước chi tiết về việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp bán lẻ một cách bài bản nhất:
1. Xác định mong muốn thực sự của quy trình các bước xây dựng thương hiệu
Mỗi thương hiệu thành công đều ẩn chứa một mục đích mạnh mẽ đằng sau nó. Có bốn câu hỏi bạn nên tự trả lời khi xác định mục đích thương hiệu:
- Tại sao thương hiệu của bạn tồn tại?
- Điều gì khiến thương hiệu của bạn khác biệt?
- Sản phẩm của bạn giải quyết vấn đề gì?
- Tại sao mọi người nên quan tâm tới thương hiệu của bạn?
Bạn sẽ sử dụng những câu trả lời này để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu gồm: tagline, slogan, thông điệp, câu chuyện,…
Các nghiên cứu cho thấy, 50% người tiêu dùng trên toàn thế giới nói rằng họ mua hàng dựa trên tác động và giá trị thương hiệu của một công ty. Vì vậy, hãy dành thời gian tìm ra điểm phân biệt thương hiệu của bạn với những người khác.
Chuyên gia lãnh đạo Simon Sinek đã nhấn mạnh rằng:
“Khách hàng không mua những gì bạn bán; họ mua giá trị ẩn chứa đằng sau sản phẩm.
Mục tiêu không phải là bán sản phẩm cho tất cả mọi khách hàng đang có nhu cầu..
Mục tiêu bền vững là cung cấp sản phẩm cho những khách hàng tin tưởng vào điều mà bạn đang tin tưởng. ”
2. Nghiên cứu thương hiệu đối thủ cạnh tranh trong ngành của bạn.
Bạn không bao giờ nên bắt chước chính xác những gì các thương hiệu lớn đang làm trong ngành.
Tuy nhiên, bạn nên biết họ đã tiến hành các bước xây dựng thương hiệu tốt như thế nào (hoặc thất bại ở đâu). Việc này sẽ giúp bạn có đủ thông tin để tạo ra sự khác biệt so với đối thủ, thuyết phục khách hàng mua hàng của bạn!
Hãy luôn suy nghĩ về cách làm cho thương hiệu của bạn nổi bật so với những gì đã có trên thị trường. Một thương hiệu được xây dựng hiệu quả là khi người tiêu dùng dễ dàng nhận ra và ghi nhớ nó.
Trước tiên, bạn nên tạo bảng nghiên cứu đối thủ cạnh tranh thương hiệu:
Competitor | Message & Visuals | Quality of Products or services | Review & mentions | Marketing Efforts |
01 | ||||
02 | ||||
03 |
Sau đó, hãy trả lời những câu hỏi cơ bản:.
- Thông điệp và hình ảnh của đối thủ cạnh tranh có nhất quán trên các kênh hay không?
- Chất lượng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh là gì?
- Đối thủ cạnh tranh có đánh giá tốt của khách hàng không?
- Đối thủ cạnh tranh tiếp thị trực tuyến và trực tiếp theo những cách nào?
Với việc đánh giá này, bạn nên chọn một vài đối thủ cạnh tranh, 2-4 là một con số tốt cho biểu đồ so sánh. Bạn có thể muốn xem xét các doanh nghiệp địa phương khác, hoặc thậm chí nhắm đến việc so sánh với các thương hiệu tên tuổi.
3. Xác định chân dung khách hàng mục tiêu
Nền móng của các bước xây dựng thương hiệu chính là chân dung khách hàng mục tiêu.
Bạn sẽ không thể bán hàng cho tất cả mọi người đúng không?
Đúng vậy.
Ghi nhớ chính xác đối tượng mà bạn đang cố gắng tiếp cận sẽ giúp quá trình xây dựng thương hiệu đi đúng hướng. Bạn sẽ điều chỉnh sứ mệnh và thông điệp của mình để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Điều quan trọng là phải có trong tay chân dung cụ thể của khách hàng, từ hành vi và lối sống của họ.
Giả dụ như:
- Thay vì bán hàng cho “tất cả các bà mẹ”, bạn có thể thu hẹp phạm vi thích hợp để tập trung vào “các bà mẹ độc thân làm việc toàn thời gian tại nhà”.
- Nhắm vào “Dân công nghệ” là quá rộng nhưng “những người sớm hiểu biết về công nghệ và đang là quản lý” có thể là đối tượng tiềm năng hơn.
- “Học sinh cấp 3 tại Hà Nội mong muốn đi du học châu Âu” sẽ dễ hình dung hơn rất nhiều so với “tất cả học sinh cấp 3”
- “Bất cứ ai cần một công việc” chắc chắn không phải là một tập đối tượng dễ tiếp cận. Tuy nhiên, “những người về hưu muốn tiếp tục làm việc tại vị trí điều hành” lại là một ý hay!
Như bạn có thể thấy, nhắm mục tiêu vào một tệp khách hàng “ngách” bao giờ cũng giúp bạn hiểu khách hàng hơn và đưa ra thông điệp tiếp cận rõ ràng
Chân dung khách hàng tin tưởng thương hiệu của bạn:
Bạn cần xác định các yếu tố sau:
- Tuổi tác
- Giới tính
- Vị trí
- Thu nhập = earnings
- Trình độ học vấn
Sau đó, hãy đi sâu vào các chi tiết sau:
- Động lực
- Mục tiêu
- Điểm yếu
- Người ảnh hưởng
- Sở thích thương hiệu
Khi đã “vẽ” được chân dung khách hàng, bạn sẽ tạo ra những nội dung đánh trúng tâm lý của họ. Vì bị đánh trúng tâm lý, họ sẽ dễ dàng nhấp vào quảng cáo, click vào email,… Đây là một trong các bước xây dựng thương hiệu quan trọng nhất.
4. Thiết lập sứ mệnh thương hiệu.
Bạn đã nghĩ về sứ mệnh thương hiệu của mình chưa?
Trước khi tuyên bố sứ mệnh thương hiệu với khách hàng tiềm năng, hãy ngẫm nghĩ về những giá trị mà doanh nghiệp bạn đang cung cấp ra thị trường.
Từ tagline, slogan, thông điệp, hình ảnh, nội dung của bạn phải phản ánh được giá trị đó.
Ví dụ về xây dựng thương hiệu: Nike
Tất cả chúng ta đều biết slogan của Nike là Just Do It. Nhưng bạn có biết về sứ mệnh của họ?
Sứ mệnh của Nike là: “To bring inspiration and innovation to every athlete in the world – Mang lại cảm hứng và sự đổi mới cho mọi vận động viên trên thế giới”. Có thể thấy, thương hiệu này truyền thông sứ mệnh ở khắp mọi nơi, tập trung vào vận động viên ở nhiều môn thể thao.
Nike còn thêm một chú thích vào sứ mệnh của mình: “If you have a body, you are an athlete – Chỉ cần có một cơ thể, bạn đã là một vận động viên”.
Trước khi bắt đầu các bước xây dựng thương hiệu, bạn nên bắt đầu từ tệp khách hàng quy mô nhỏ. Khi lòng trung thành với thương hiệu tăng lên, bạn có thể mở rộng phạm vi tiếp cận
5. Liệt kê những giá trị và lợi ích đặc trưng từ thương hiệu.
Thị trường sẽ luôn tồn tại những thương hiệu “giàu có” với ngân sách và nguồn lực khổng lồ. Họ có tiếng nói và tác động nhất định.
Tuy nhiên, sản phẩm của bạn sẽ vẫn là của bạn, vẫn sẽ có những khách hàng nhất định sẵn sàng chi tiền mua.
Sau khi xác định được chân dung khách hàng ở Bước 3, bạn đã hiểu rõ mong muốn của khách hàng. Từ đó, hãy đưa ra những lợi ích và giá trị sản phẩm đang phù hợp với mong muốn ấy. Trong các bước xây dựng thương hiệu, bước 5 là bước cho khách hàng thấy họ không thể tìm được lợi ích tốt hơn ở những sản phẩm khác.
Ví dụ về cách xây dựng thương hiệu của Apple
Apple rõ ràng không chỉ là một công ty máy tính. Một trong điểm mạnh của thương hiệu này là thiết kế tinh gọn và dễ dàng sử dụng.
Điều này được thể hiện từ thiết kế sản phẩm tới phong cách của các buổi công bố sản phẩm. Apple luôn ngầm nhắc nhở khách hàng rằng sản phẩm của họ có thể được sử dụng ngay khi lấy ra khỏi hộp.
Bạn có nhớ slogan của Apple năm 1997-2002 là gì không?
Đó là “Think Different – Nghĩ khác biệt”. Quan điểm này vẫn tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay.
6. Xây dựng “tiếng nói” mạnh mẽ ẩn sau thương hiệu.
“Tiếng nói” của thương hiệu xuất phát từ sứ mệnh, khách hàng tiềm năng và lĩnh vực kinh doanh. Nó thể hiện cách bạn và khách hàng giao tiếp với nhau. Chẳng hạn như:
- Chuyên nghiệp
- Thân thiện
- Định hướng
- Có thẩm quyền
- Công nghệ
- Khuyến mại
- Hội thoại
- Thông tin
Bạn sẽ thấy rằng nếu tìm và sử dụng đúng tiếng nói thương hiệu, bạn có cơ hội kết nối với người tiêu dùng mạnh mẽ nhất.
Điều này đặc biệt quan trọng khi xuất bản các bài viết trên blog hoặc các bài đăng trên mạng xã hội. Mục tiêu của các bước xây dựng thương hiệu là duy trì tiếng nói nhất quán sẽ giúp hình ảnh thương hiệu được công nhận trên nhiều kênh một cách nhất quán.
7. Hãy để cá tính thương hiệu của bạn tỏa sáng.
Khách hàng không tìm kiếm một công ty cung cấp một sản phẩm tương tự những thứ đang được rao bán trên thị trường. Họ tìm kiếm một trải nghiệm độc đáo hơn và phù hợp với nhu cầu.
Đã bao giờ bạn tự hỏi: làm thế nào để xây dựng thương hiệu của bạn theo một cách độc đáo, nổi bật ở mọi khía cạnh? Nó có thể đơn giản thể hiện ở:
- Xưng danh trong giao tiếp
- Chia sẻ nội dung hậu trường
- Kể những câu chuyện về trải nghiệm thực tế
- Mô tả sản phẩm của bạn một cách khác biệt
Bước thứ 7 trong các bước xây dựng thương hiệu giống như việc “lăng xê” một tên tuổi trên thị trường.
8. Xây dựng câu chuyện thương hiệu và thông điệp.
Trước khi thực hiện các bước xây dựng thương hiệu, hãy cho khách hàng biết rõ bạn là ai. Thông điệp phải được truyền tải nhất quán và gắn chặt với thương hiệu. Nó cho thấy:
- Bạn là ai
- Những gì bạn cung cấp
- Tại sao mọi người nên quan tâm
Câu chuyện thương hiệu được coi là cơ hội giao tiếp ở cấp độ con người, tạo kết nối cảm xúc trực tiếp với người tiêu dùng. Điều này có nghĩa là ngôn ngữ bạn sử dụng phải được hiểu ngay lập tức khi bắt đầu kết nối với khách hàng.
Quan trọng nhất: khi tạo câu chuyện thương hiệu, hãy cho khách hàng thấy lý do sản phẩm quan trọng với họ thay vì đề cập sản phẩm của bạn có thể làm được gì
9. Tạo logo và slogan thương hiệu.
Khi bạn nghĩ về cụm từ “xây dựng thương hiệu”, hình ảnh có thể là điều hiện lên đầu tiên.
Điều thú vị nhất (và được cho là phần quan trọng nhất) của quá trình các bước xây dựng thương hiệu là tạo logo và slogan.
Thông điệp này sẽ xuất hiện trên mọi thứ liên quan đến doanh nghiệp. Nó sẽ trở thành sự nhận biết trực quan về lời hứa của bạn.
Vì vậy, hãy sẵn sàng đầu tư thời gian và chi phí xây dựng thương hiệu cho logo và slogan. Bạn hoàn toàn có thể thuê một nhà thiết kế thương hiệu hoặc agency để thực hiện công việc này. Chuyên môn của họ sẽ đảm bảo rằng bạn có được một dấu ấn riêng và vượt thời gian cho doanh nghiệp.
Một nhà thiết kế sẽ cung cấp hướng dẫn thương hiệu, để đảm bảo tính nhất quán cho bất kỳ ứng dụng nào trong tương lai của logo và bảng màu hoặc phông chữ thương hiệu liên quan.
Hướng dẫn về phong cách thương hiệu bao gồm những điều sau:
- Kích thước và vị trí biểu trưng
- Bảng màu
- Kiểu chữ và phông chữ
- Iconography
- Phong cách nhiếp ảnh / hình ảnh
- Yếu tố web
10. Tích hợp thương hiệu của bạn vào mọi khía cạnh của doanh nghiệp.
Quá trình các bước xây dựng thương hiệu không bao giờ dừng lại.
Thương hiệu của bạn phải được hiển thị và phản ánh trong mọi thứ mà khách hàng có thể nhìn, đọc và nghe hàng ngày.
Chẳng hạn như:
- Nếu khách hàng bước vào văn phòng hoặc cửa hàng của bạn — hình ảnh thương hiệu phải được hiển thị cả trong không gian và các tương tác cá nhân.
- Bất cứ thứ gì hữu hình – từ danh thiếp đến quảng cáo, đến bao bì và sản phẩm – đều cần có dấu logo của bạn.
- Trên bất kỳ nền tảng kỹ thuật số nào, hãy đảm bảo rằng thương hiệu của bạn nhất quán ở mọi nơi.
- Website của bạn là công cụ hiệu quả nhất để truyền thông thương hiệu. Hãy thể hiện mọi điều gợi nhắc về thương hiệu trên website
- Các trang hồ sơ trên các mạng truyền thông xã hội phải được gắn thương hiệu một cách trực quan và có tiếng nói mà bạn đã chọn để tương tác.
- Và đừng quên về video! YouTube, Facebook Video và Facebook Live, Snapchat và Instagram Stories là tất cả các nền tảng cần cá tính thương hiệu độc đáo của bạn.
11. Luôn thành thật trong quá trình các bước xây dựng thương hiệu.
Trừ khi bạn quyết định thay đổi thương hiệu để đạt hiệu quả hơn dựa trên phản hồi của người tiêu dùng, đã được đo lường, còn không thì tính nhất quán vẫn là chìa khóa.
Giá trị xây dựng thương hiệu là gì, nếu nó không nhất quán? Đừng liên tục thay đổi giá thương hiệu của bạn. Điều đó sẽ khiến khách hàng của bạn bối rối và việc xây dựng thương hiệu lâu dài trở nên khó khăn hơn.
Ví dụ về xây dựng thương hiệu: Starbucks
Starbucks là nhà bán lẻ cà phê đặc biệt hàng đầu thế giới. Thương hiệu này luôn hứa hẹn mang mọi người đến gần nhau hơn.
Sứ mệnh của Starbucks là gì?
“To inspire and nurture the human spirit – one person, one cup and one neighborhood at a time.”
Đó là lý do tại mọi cửa hàng, bạn sẽ tìm thấy Wifi miễn phí, bàn lớn và âm nhạc nhẹ nhàng để dễ dàng trò chuyện với người khác. Họ luôn viết tên bạn trên cốc cà phê để tạo thêm dấu ấn cá nhân.
Ngay cả khi thương hiệu thay đổi logo vào năm 2011, nhận thức về thương hiệu Starbucks vẫn không thay đổi. Khi bạn nhìn thấy logo nàng tiên cá màu xanh lá cây được đơn giản hóa đó, bạn cảm thấy gì? Tôi đảm bảo đó là Starbucks.
Follow các bài viết chất lượng của Artio Media tại
Facebook Fanpage Artio Media – Thiết kế Logo, Nhận diện thương hiệu
Facebook group: Cộng Đồng Thiết Kế Việt Nam ✅
#Artiomedia #Artio #design #branding #logo #keyvisual #trendingnow #photography #graphicdesign #uiux #agency #brandingdesign #designthinking #designtwitter #graphicdesign #graphicdesigner #logo #labeldesign #packagingdesign #minimal #branding #LogoDesign #packaging #smallbusiness #business #brand_identity #business #startup #sme #SupportSmallBusiness #3D #Coffee #Digital #DigitalPlatform #Marketing #Website #SocialMedia #Search #EmailMarketing #Mobile #Game #Facebook #Youtube #Instagram #Tiktok #Google #Bing #GPSMarketing #SMSMarketing #WifiMarketing #QRcode #Ads #InGameAds #thietkenhandienthuonghieu #cocacola #highland #starbuck #menu #thietkemenu #menucoffee #takeawaymenu #menutrachanh #menutrasua